Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Kiểm soát bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường không thể chữa nhưng có thể ổn định bằng chế độ ăn hợp lý, luyện tập thường xuyên, uống thuốc đủ và việc kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà sẽ giúp bạn biết được khi nào mức đường huyết của bạn lên quá cao, hoặc quá thấp. Nhờ đó, bạn sẽ có các biện pháp điều chỉnh để giảm các rủi ro do biến chứng tiểu đường gây ra.

Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường thế nhưng lại không hề biết và chỉ đến những cơ sở y tế khi đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, hoại tử chân tay hay nặng nhất là tử vong, chính vì thế, nếu đang ở giai đoạn cửa sổ hay tiền đái tháo đường thì người bệnh cần có kế hoạch kiểm soát tốt để không tiến triển thành bệnh.

Người có các biểu hiện như: thường xuyên khát, uống nước liên tục, đi tiểu thường xuyên, nhanh đói dù ăn nhiều, sụt cân, người mệt mỏi, thị lực giảm, đau bụng… thì cần nghĩ đến bệnh tiểu đường, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Chữa bệnh thoái hóa cột sống

Với người chưa bị thoái hóa khớp, cách phòng bệnh tốt nhất là tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt, lao động mà gây đau như ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; tránh mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế. Giữ cho cân nặng ở mức lý tưởng, tránh béo phì. Tập luyện, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, đi bộ, đạp xe… Phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp. Điều trị tốt các bệnh kèm theo dễ gây tổn thương đốt sống như viêm đĩa đệm đốt sống

Theo các chuyên gia, đau thần kinh tọa là hậu quả của nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh thoái hóa cột sống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải gánh những hậu quả nặng nề. Chữa bệnh thoái hóa cột sống là phương pháp duy nhất giúp bạn tránh được những cơn đau, phiền phức do bệnh mang lại.

Một số phương pháp giúp làm giảm đau tại nhà:

- Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc (gồm: lá ngải cứu, lá ngũ trảo, lá lốt, gừng tươi giã nát xào với rượu) 1 – 2 lần/ngày.

- Xoa bóp đơn giản, tập vận động nhẹ nhàng vùng cột sống thắt lưng.- Nằm nghỉ tại giường khi đau nhiều, nằm ngửa trên ván cứng, hai chân duỗi thẳng đầu kê gối thấp.

- Dùng gậy, nạng khi đi lại nhằm mục đích làm giảm áp lực đè nặng lên bề mặt khớp.

- Về điều trị, tùy theo nguyên nhân, mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ phù hợp. Trong giai đoạn đau cấp tính, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối, nên nằm giường cứng, tránh vận động mạnh như xoay người đột ngột, chạy nhảy, cúi gập người,…

- Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng một số thuốc như: thuốc giảm đau chống viêm không steroid; corticoid, thuốc giãn cơ,…Tuy nhiên, cần lưu ý việc dùng các thuốc này trong thời gian dài có thể gây nên nhiều tác dụng phụ trên dạ dày, độc với gan, thận,…

- Các thuốc giảm đau thường là dòng họ của cocticoit, hay gây xuất huyết, dùng quá nhiều, quá liều dẫn đến loãng xương, đái đường, huyết áp cao…

- Dung thuốc phải chú ý đến liều lượng, không nên quá máy móc vì cơ thể người già thường khả năng đào thải thuốc kém hơn so với người trẻ. Liều nên cho từ từ tăng dần đến khi có đáp ứng với thuốc thì dừng, không nên cho thuốc dài ngày. Cũng có thể dùng thuốc Đông y nhưng cần chú ý vì thuốc đông y thường là thuốc bổ nên bệnh nhân dễ tăng cân, nhất là bệnh nhân cân nặng đã cao.

- Phương pháp dùng tia laser, sóng radio qua da để điều trị bệnh cũng khá an toàn, tuy nhiên chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Ở giai đoạn nặng, đau thần kinh tọa gây biến chứng (liệt chi, đau quá mức) và các thuốc giảm đau không có hoặc rất ít tác dụng thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

- Nên phối hợp với biện pháp dùng thuốc với diều trị vật lý trị liệu như dùng nhiệt, chườm lá ngải cứu, chườm muối nóng, đắp bùn, thuỷ liệu, bơi lội, xoa bóp bấm huyệt…


Xáo tam phân trị tiểu đường

Xáo tam phân trị tiểu đường – Qua nhiều công trình nghiên cứu thì sự thật về công dụng của xáo tam phân cũng dần dần được chứng minh. Lúc đầu tưởng chừng Xáo Tam Phân (XTP) là một loại thuốc rất lạ, nhưng qua tìm hiểu thì từ rất lâu y học Phương Đông đã biết dùng cây thuốc này. XTP còn có tên gọi khác là cây thần xạ, cây thần dược, cây rễ mọi. Nhưng công dụng của nó thì cho đến nay dần dần khám phá hết được.


Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở XTP đó là rễ cây mùi thơm như sâm hay nhang trầm, khi đốt thì càng thơm hơn nữa, hương thơm ngào ngạt rất dễ chịu, theo nghiên cứu thì rễ càng thơm giá trị chữa bệnh càng cao. Bên ngoài vỏ và trong ruột màu vàng vỏ cây có một lớp nhung mịn.

Công dụng kỳ diệu của XTP đã được khoa học công nhận, trong đó người ta đặc biệt quan tâm về khả năng điều trị các bệnh về gan, ung thư, xáo tam phân trị tiểu đường rất hiệu quả.


Theo báo cáo nghiên cứu thì trong XTP có thành phần Triterpenoid là dược chất quan trọng và chủ yếu trong XTP bởi dược chất này có tác dụng rất lớn trong điều trị bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.

Nhiều người và thậm chí có cả Việt Kiều ở các nước đã nhờ người thân mua để sử dụng trong việc điều trị tiểu đường, sau một thời gian sử dụng đêu nay đã lành bệnh.

Đối với trường hợp của chị Tâm ở TP.HCM bị tiểu đường, trước khi uống nước được nấu từ cây “thần dược”, đường huyết của bà luôn ở mức 220mg/lít, sau một tháng điều trị, chỉ còn 100mg/lít và từ đó đến nay bà không cần sử dụng đến bất kỳ loại thuốc nào.

Bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi

Bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi thường tiến triển âm thầm, nhưng có nguy cơ biến chứng nguy hiểm lên đến 72%: hạ đường huyết, hoại tử bàn chân, các bệnh nhiễm trùng, biến chứng thần kinh, giảm thị lực, thiếu máu cơ tim, suy thận mãn tính,…

Người lớn tuổi (nhóm từ 64 – 70 tuổi) có hệ miễn dịch suy yếu nên dễ bị nhiều bệnh tấn công, trong đó có tiểu đường. Có đến 95% các ca bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi là tiểu đường tuýp 2. Tiểu đường là sự thay đổi về chuyển hóa glucose, rối loạn tiết insulin hoặc kháng insulin của cơ thể do di truyền, dùng nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến đường huyết, lối sống ít hoạt động, thừa cân hay béo phì

Người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường trước tiên nên thay đổi chế độ ăn, giảm cân, tập thể dục đều đặn rồi mới dùng thuốc. Việc dùng thuốc nên bắt đầu với liều lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian nhằm giảm những triệu chứng của đường huyết cao như mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều và phòng ngừa các biến chứng tim mạch, nhiễm trùng, hôn mê,… Tuy vậy, người bệnh cũng cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc vì phương pháp này có thể gây hạ huyết áp bất ngờ, rất nguy hiểm. Vì vậy, trong khi điều trị, người bệnh nên kiểm tra đường máu thường xuyên (trước, sau bữa ăn, trước khi đi ngủ), kể cả khi không có biểu hiện bị hạ đường huyết. Người lớn tuổi bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng được hầu hết các loại thuốc điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên họ không nên sử dụng các thuốc nhóm sulfonylurea hoặc chlopropamide hay glibenclamide vì có nhiều tác dụng phụ. Nếu người bệnh không bị suy thận hay suy tim nặng thì có thể sử dụng metformin vì nó ít nguy cơ hạ đường huyết đột ngột nhưng lại gây tổn hại đến thận. Với việc điều trị tiểu đường bằng insulin, hầu hết các bệnh nhân lớn tuổi chỉ cần tiêm một mũi insulin mỗi ngày là đủ thay vì từ 2 – 4 mũi ở người trưởng thành.


Ở người lớn tuổi, việc kiểm soát bệnh tiểu đường gặp nhiều khó khăn do họ thường phải điều trị đồng thời nhiều bệnh khác: tăng huyết áp, suy tim, viêm khớp, bệnh phổi mãn tính,… đều có nguy cơ làm tăng đường huyết. Vì vậy, khi điều trị bệnh, chúng ta cần phòng những bệnh cùng phát sinh với tiểu đường, kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,… để duy trì sức khỏe ổn định và kéo dài tuổi thọ cho người lớn tuổi.

Người lớn tuổi có thể giảm đến 58% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu chăm chỉ rèn luyện sức khỏe và có chế độ ăn uống lành mạnh. Vì một sức khỏe tốt, tuổi thọ dài lâu, người bệnh nên tuân thủ mọi lời khuyên của bác sĩ trong phòng và điều trị bệnh.